Cảm biến oxy là gì?
Cảm biến oxy (hay còn gọi cảm biến khí xả, Oxygen Sensor) là một thiết bị điện tử quan trọng của động cơ. Chúng dùng để đo lưu lượng khí thải ra trong quá trình vận hành của ô tô, xe máy…
Các chức năng của cảm biến oxy là gì?
Cảm biến oxy giữ chức năng như một chiếc máy đo nồng độ oxy còn thừa trong khí xả để gửi tín hiệu về ECU (bộ điều khiển trung tâm). Lúc này, ECU nhận tín hiệu và kiểm soát được tình trạng của nhiên liệu và điều chỉnh lượng phun phù hợp giúp động cơ hoạt động ổn định.
Thực tế khi sử dụng, lượng oxy được nạp vào động cơ sẽ thay đổi theo từng phút, từng giây do nhiều tác nhân bên ngoài tác động vào lượng oxy. Bởi thế, trong trường hợp cảm biến oxy bị hư hỏng hoặc gặp trục trặc, lúc này ECU có thể đưa thông tin không chính xác. Việc này có thể dẫn đến tình trạng hao phí nhiên liệu, lâu dài có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của động cơ.
Các loại cảm biến oxy
Cảm biến oxy được chia làm 2 loại cơ bản: Cảm biến nung nóng và cảm biến không nung nóng. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau.
-
Cảm biến nung nóng (heated)
Bên trong dòng cảm biến này được lắp đặt 1 điện trở để làm nóng cảm biến (cảm biến làm việc khi nóng ở nhiệt độ 315 – 343 độ C hoặc 600 – 650 độ F), giúp các thông số lập tức được truyền đến ECU để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu phù hợp.
-
Cảm biến không nung nóng (unheated)
Khác với cảm biến nung nóng, dòng cảm biến không nung nóng không có điện trở. Bởi vậy, nó cần thêm thời gian để thiết bị tự nóng lên mới có thể hoạt động. Đây có thể xem là nhược điểm của dòng cảm biến này, vì lúc động cơ mới bắt đầu khởi động sẽ phải chạy với lượng nhiên liệu không đạt chuẩn vì thời gian làm nóng lâu.
Khi đầu dò cảm biến tiếp xúc với khí thải ra, thiết bị này sẽ phát ra dòng điện và truyền tín hiệu về bộ điều khiển. Dựa vào những tín hiệu này, PCM (hộp điều khiển hệ thống truyền động, là một phần của ECU) sẽ điều chỉnh thời gian mở kim phun nhiên liệu và hỗn hợp khí để đạt tỷ lệ ở mức tiêu chuẩn.
Lỗi thường gặp của cảm biến oxy
Cảm biến oxy khá quan trọng với động cơ ô tô, xe máy… Thiết bị này có tuổi thọ khá cao, phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu sử dụng. Thực tế, chất lượng nhiên liệu ở Việt Nam không cao, thường trộn lẫn tạp chất và làm giảm tuổi thọ của cảm biến. Mỗi chiếc cảm biến hoạt động khoản 70 – 100 nghìn km. Khi chết cảm biến, người sử dụng chỉ còn cách thay mới để động cơ hoạt động ổn định.
Trong trường hợp cảm biến bị đứt dây diện, gãy hoặc cong vẹo do va chạm, bạn có thể cân chỉnh, nối lại dây cảm biến tùy vào độ hư hỏng.
Khi cảm biến oxy bị lỗi thường gây ra tình trạng hao xăng, xe khó khởi động rung giật, khí thải có mùi hôi tanh khó chịu, đèn báo ánh sáng động cơ nhấp nháy…
Tác hại xe hỏng cảm biến oxy
– Cảm biến oxy bị hỏng khiến lượng khí thải ra không được kiểm soát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
– Nếu cảm biến bị hỏng trong thời gian dài không bị phát hiện, động cơ sẽ gây rung, ì ạch khi vận hành hoặc chết máy đột ngột.
Dves chuyên sản xuất cảm biến oxy
Dves đơn vị chuyên sản xuất và phân phối cảm biến oxy. Nếu bạn đang cần tìm một nhà cung cấp các loại cảm biến chất lượng, chính hãng với giá cả hợp lý thì Dves là một lựa chọn tuyệt vời.
Ngoài cung cấp những dòng cảm biến oxy, Dves còn chuyên sản xuất và phân phối đa dạng các dòng cảm biến như: cảm biến nhiệt, cảm biến độ ẩm, cảm biến báo cháy… và nhiều thiết bị điện tử chính hãng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.