Cảm biến nhiệt là gì?
Cảm biến nhiệt là thiết bị chuyên dùng để đo sự biến đổi về nhiệt độ. Thiết bị này giúp kiểm soát nhiệt độ ở những ngành công nghiệp có yêu cầu cao về độ chính xác. Nó được lắp đặt ở hầu hết các loại máy nước nóng, thông dụng trong công nghiệp thực phẩm, hàng hải, vật liệu xây dựng, công nghệ ô tô…
Thiết bị này cấu tạo từ hai sợi kim loại khác nhau, được hình thành một điểm duy nhất (còn gọi đầu nóng và đầu lạnh). Khi đường giao nhau này trải qua sự thay đổi nhiệt độ và tạo ra điện áp, lúc này điện áp sẽ được giải mã thông qua bảng tham chiếu cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ chính xác.
Ngoài bộ phận trên, cảm biến nhiệt còn cấu tạo gồm: Bộ phận cảm biến, dây kết nối, chất cách điện bằng gốm, phụ chất làm đầy, vỏ bảo vệ, đầu kết nối.
Các chức năng của cảm biến nhiệt là gì?
– Cảm biến nhiệt được lắp đặt trong các thiết bị gia dụng: máy rửa chén, máy giặt, lò nướng, máy pha cà phê… giúp giám sát nhiệt độ cho máy hoạt động ổn định.
– Thiết bị này lắp đặt trong ô tô, xe máy, các thiết bị điện tử, máy tính giúp hệ thống không gặp sự cố vì quá nóng, bảo vệ mạch điện tử.
– Nó được sử dụng trong công nghiệp vật liệu xây dựng, luyện kim, cơ khí.
– Cảm biến nhiệt có vai trò lớn trong sản xuất thực phẩm, sấy hoa quả…
Ví Dụ: Theo dõi nhiệt độ của sôcôla, đường tan chảy để tạo hình làm bánh kẹo…
Các loại cảm biến nhiệt
Tương tự như những thiết bị điện tử khác, cảm biến nhiệt được chia làm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có thông số kỹ thuật, ứng dụng và ưu điểm riêng.
-
Cảm biến cặp nhiệt điện (Thermocouple)
Cảm biến cặp nhiệt điện được cấu tạo gồm 2 dây dẫn kim loại khác nhau, hàng dính một đầu. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý, nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi. Ưu điểm của thiết bị này là có độ bền, đo được nhiệt độ cao nên thường được sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt như lò nhiệt.
-
Cảm biến nhiệt điện trở (RTD)
Nó được cấu tạo gồm dây kim loại (có thể là Đồng, Platinum…) và quấn theo hình dáng của đầu đo. Tùy thuộc vào chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong thời gian nhất định.
Thiết bị này có tính chính xác cao hơn cảm biến cặp nhiệt độ, dễ sử dụng hơn và độ dài dây không bị hạn chế. Cảm biến nhiệt điện trở thường có loại 2,3 và 4 dây.
-
Cảm biến nhiệt kế bức xạ (hỏa kế)
Thiết bị này được làm từ mạch điện tử quang học, dùng để đo tính bức xạ của môi trường. Cảm biến nhiệt kế bức xạ có thể đo từ xa, dùng được trong môi trường khắc nghiệt như lò nung.
-
Cảm biến Thermistor
Chúng được cấu tạo từ hỗn hợp các oxit kim loại và hoạt động trên nguyên lý thay đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi. Cảm biến Thermistor có ưu điểm giá thành rẻ, dễ chế tạo và có độ bền cao.
-
Cảm biến nhiệt bán dẫn
Cảm biến nhiệt bán dẫn được cấu tạo từ các chất bán dẫn và có ưu điểm giá thành rẻ, độ nhạy cao, mạch xử lý đơn giản dễ chế tạo và chống nhiễu tốt.
Ngoài những loại cảm biến nhiệt thông dụng nêu trên, còn có cảm biến nhiệt không tiếp xúc, cảm biến nhiệt hồng ngoại, cảm biến nhiệt lazer.
Ứng dụng cảm biến nhiệt
Cảm biến nhiệt có tính ứng dụng rất cao và trở nên vô cùng phổ biến. Thiết bị này xuất hiện khắp nơi và sử dụng trong hầu hết các ngành nghề bao gồm: Nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, hàng không, chế tạo, điện tử, hóa chất…
– Chúng còn ứng dụng trong hệ thống sưởi ấm, điện lực, HVAC (hệ thống điều hòa không khí).
Dves chuyên sản xuất cảm biến nhiệt
Dves nhà sản xuất và phân phối cảm biến nhiệt trên toàn quốc. Chúng tôi cung cấp đa dạng các thiết bị cảm biến nhiệt theo yêu cầu của người sử dụng. Sản phẩm của Dves đảm bảo chất lượng, độ chính xác, giá cả hợp lý.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.